VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS VIỆT NAM

VIETNAM LOGISTICS RESEARCH AND DEVELOPMENT INSTITUTE (VLI)

A subsidiary of Vietnam Logistics Business Association - VLA

Địa chỉ:
Điện thoại: (+84) 28 7301 8689

Vận tải đường bộ – mắt xích quan trọng khi chuỗi cung ứng phục hồi

vlimonamedia

17/12/2024

Theo VN Express và Logistics Asia

Vận tải đường bộ sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong chuỗi cung ứng khu vực Đông Nam Á khi có sự đầu tư phù hợp.

Ông Thomas Tieber, Tổng giám đốc điều hành DHL Global Forwarding Đông Nam Á chia sẻ: “Chúng tôi đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về xuất khẩu từ các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Việt Nam hiện là nước xuất khẩu lớn nhất Đông Nam Á, trong khi Malaysia đang trở thành trung tâm bán dẫn và Thái Lan dẫn đầu trong ngành công nghiệp xe điện (EV)”.

Trong báo cáo mới với tiêu đề “Đường cao tốc đến tương lai: Khám phá cơ hội vận tải đường bộ tại Đông Nam Á”, DHL khẳng định vai trò thiết yếu của vận tải đường bộ trong việc giúp các doanh nghiệp tăng cường tính linh hoạt trong vận chuyển hàng hóa. “Vận tải đường bộ đóng vai trò thiết yếu trong chiến lược chuỗi cung ứng, đặc biệt khi nhu cầu về sự nhanh nhạy và linh hoạt ngày càng tăng cao,” ông Tieber cho biết.

Kết nối đa phương thức và cải thiện hạ tầng

Hiện Việt Nam, Thái Lan, Malaysia và Singapore đang đạt được nhiều lợi ích nhờ sự kết nối đa dạng giữa các phương thức vận tải đường bộ, đường hàng không và đường biển, song song với những thỏa thuận thương mại thuận lợi với các nền kinh tế lớn, dần định hình trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu.

Trong đó, các khoản đầu tư vào lĩnh vực số hóa và cải thiện cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng giúp vận tải đường bộ phát triển mạnh mẽ. Hệ thống di động tiên tiến cho phép theo dõi vận chuyển hàng hóa theo thời gian thực, mang lại thông tin chính xác về vị trí và thời gian giao nhận. Điều này làm tăng tính minh bạch và giảm thiểu rủi ro trong chuỗi cung ứng.

Các nước trong khu vực Đông Nam Á đang có sự đầu tư mạnh mẽ vào vận tải đường bộ. Ảnh: Logistics Asia

Các khoản đầu tư vào cơ sở hạ tầng giao thông, đặc biệt là về đường sắt và đường bộ cũng là yếu tố thu hút những đối tác lớn với lợi thế giảm chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển, đặc biệt là so với vận tải hàng không. Lào mới đây khai trương tuyến đường sắt nối Viêng Chăn với Côn Minh (Trung Quốc), trong khi Thái Lan cũng vừa ra mắt Trung tâm đa phương thức quốc tế DHL.

Tương xứng với các khoản đầu tư này, theo báo cáo của McKinsey, trong năm 2023, nguồn vốn của Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á đã đạt 24 tỷ USD.

Chính sách hỗ trợ vận tải xuyên biên giới

Chính phủ các quốc gia Đông Nam Á đang hợp tác để cải thiện cơ sở hạ tầng và đơn giản hóa thủ tục hải quan. Hệ thống Quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) là một ví dụ điển hình giúp giảm bớt thủ tục giấy tờ. Ngoài ra, thỏa thuận công nhận lẫn nhau trong khối ASEAN (AAMRA) năm 2023 đã tạo ra môi trường giao dịch thuận lợi, giúp các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.

Các quốc gia cũng đang thực hiện nhiều biện pháp độc lập để hỗ trợ vận chuyển hàng hóa xuyên biên giới. Ví dụ, Việt Nam và Campuchia đã hợp tác để mở rộng các làn đường cho các trạm kiểm soát biên giới đông đúc, giúp việc lưu thông hàng hóa thuận tiện hơn.

Ảnh minh họa (Theo Vietsupplychain)

Chuyển dịch sang vận tải đường bộ bền vững tại châu Á

Hiện tại, hoạt động vận tải đang chiếm khoảng 8% tổng lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Theo báo cáo từ International Data Corporation, đến năm 2026, 45% các tổ chức tại châu Á sẽ kết hợp tính bền vững trong chuỗi cung ứng của mình. Chiến lược khu vực ASEAN về vận tải bền vững đã đưa ra ba hướng đi chính: tối ưu hóa logistics, phát triển vận tải đa phương thức và “xanh hóa” phương tiện xe tải. Ngoài ra, nhiều giải pháp khác cũng được đề xuất như nâng cao hiệu suất nhiên liệu, áp dụng lốp tiết kiệm năng lượng và sử dụng nhiên liệu thay thế như điện và sinh học…

Xem thêm tại đây