VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN LOGISTICS VIỆT NAM

VIETNAM LOGISTICS RESEARCH AND DEVELOPMENT INSTITUTE (VLI)

A subsidiary of Vietnam Logistics Business Association - VLA

Địa chỉ:
Điện thoại: (+84) 28 7301 8689

VOV Giao Thông – Chương trình diễn đàn 91

vlimonamedia

13/12/2024

“Chuyển đổi số trong logistics – Thách thức và cơ hội”

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang chịu nhiều biến động, ngành logistics, vốn là xương sống của chuỗi cung ứng, hiện đang đối mặt với không ít tiềm năng và thách thức. Tuy nhiên, đây cũng chính là cơ hội để các doanh nghiệp chuyển mình, tối ưu hóa vận hành, giảm chi phí và nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua chuyển đổi số.

Đặc biệt, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, ngành logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh cần phải nắm bắt cơ hội để vượt qua thử thách và khai thác tối đa các tiềm năng sẵn có. Để làm được điều này, các doanh nghiệp trong ngành cần chú trọng ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến, từ tự động hóa, trí tuệ nhân tạo (AI), đến phân tích dữ liệu lớn (Big Data) và blockchain, nhằm tối ưu hóa quy trình vận hành, cải thiện khả năng dự báo nhu cầu, đồng thời nâng cao hiệu quả quản lý kho bãi và giao nhận hàng hóa.

Cụ thể, trong năm 2025, các doanh nghiệp logistics sẽ đẩy mạnh áp dụng công nghệ số để cải thiện hệ thống quản lý vận tải, giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên. Cùng với đó, việc triển khai các nền tảng số hóa trong chuỗi cung ứng sẽ giúp giảm thiểu chi phí vận hành, đồng thời nâng cao tính minh bạch và bảo mật thông tin.

Ngoài ra, để thúc đẩy ngành logistics phát triển bền vững trong tương lai, cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ các chính sách của nhà nước. Các chính sách cần tập trung vào việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ xanh và thân thiện với môi trường, từ đó giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường và tạo ra một ngành logistics hiệu quả và bền vững hơn trong dài hạn.

Với chiến lược phát triển đúng đắn và sự đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ, ngành logistics tại Thành phố Hồ Chí Minh hoàn toàn có thể vượt qua thách thức, tận dụng cơ hội để vươn lên mạnh mẽ trong giai đoạn 2025 và những năm tiếp theo.

Các vị khách mời tham gia chương trình: Bà Trương Thị Xuân Tiên, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty YCH Protrade (ngoài cùng bên phải) và PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (ngồi giữa).

Trong buổi trao đổi, hai chuyên gia đã có những chia sẻ vô cùng hữu ích về việc việc tối ưu vận hành trong thời điểm cao điểm cuối năm và hướng phát triển công nghệ trong ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng.

Bà Trương Thị Xuân Tiên, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty YCH Protrade (ngoài cùng bên phải) cho rằng logistics TP.HCM đáng được quan tâm, đặc biệt trong giai đoạn cuối năm HCM phải đối diện với áp lực năng lực vận hành, biến động chi phí, và năng lực cạnh tranh.

PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam (ngồi giữa) cho rằng dòng thông tin trong logistics vô cùng quan trọng  và để kết nối các bên liên quan cần sự hỗ trợ của công nghệ. Để đạt được những mục tiêu Căn cứ Quyết định số 3517/QĐ-UBND ngày 11 tháng 10 năm 2021 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành Kế hoạch Tổng thể phát triển ngành logistics trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, HCM tập trung vào chuyển đổi số, cụ thể là xây dựng bản đồ số, và chú trọng đến việc có những kho dữ liệu tập trung chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan quản lí nhà nước, giữa các doanh nghiệp để vận hành một cách hiệu quả. Hiện nay tại Việt Nam cũng đã và đang vận dụng những công nghệ mới như AI, Blockchain, Digital twin, Big data, Cold chain, Robot… để nâng cao hiệu quả vận hành.

Nguồn: VOV Giao thông

Về việc áp dụng công nghệ chuyển đổi số vào các doanh nghiệp đang gặp những khó khăn như thế nào?

Bà Trương Thị Xuân Tiên, Trưởng phòng kinh doanh, Công ty YCH Protrade cho biết rằng việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, áp dụng công nghệ số vào các doanh nghiệp đang phải đối mặt với vấn đề chi phí  rất cao, vì thế các doanh nghiệp rất cần Nhà nước hỗ trợ về phần tài chính. Và đặc biệt là việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đào tạo thực tế cho nhân lực ngành logistics và quản lí chuỗi cung ứng.

PGS.TS Hồ Thị Thu Hòa – Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phát triển logistics Việt Nam cho rằng việc đào tạo nhân lực (cụ thể là sinh viên từ các trường đại học) đào tạo kiến thức chuyên ngành vận dụng vào thực tế.  Để làm được điều đó cần có những giải pháp như sau:

Thứ nhất cần có sự kết hợp giữa nhà trường và các doanh nghiệp để xây dựng ra chương trình đào tạo phù hợp với thực tế ngành. Thứ hai, các bạn sinh viên, người đi làm trong lĩnh vực logistics có thể tham gia vào các khóa học ngắn hạn tại các trung tâm. Thứ ba là các doanh nghiệp nên có lộ trình đào tạo cho các nhân viên mới để đảm bảo chất lượng công việc.

Xem thêm tại:

Website: https://www.facebook.com/KenhVOVGT/videos/1080304793588448

Fanpage: https://www.facebook.com/KenhVOVGT/videos/1080304793588448